TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TÀU THUỶ
——————————
Địa chỉ: 44 Hòn Rớ, Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hoà.
Điện thoại: 0258-3714377; 0258-3714476 – Fax: 0258-3714025
Email: vnccttt@ntu.edu.vn; Website: vientauthuy.com.vn
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
- Được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận Hoạt động Khoa học và Công nghệ số A-539 công nhận các lĩnh vực hoạt động sau:
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị, mẫu tàu thuyền mới, phục vụ du lịch, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản.
- Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tàu thuyền và hậu cần nghề cá trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.
- Dịch vụ KH&CN: khảo sát, thiết kế, thi công, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tàu thuyền và hậu cần nghề cá; Kiểm nghiệm cơ, lý, hoá tính của các loại vật liệu; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực cơ khí tàu thuyền.
- Đã được Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận:
- Giấy “Chứng nhận cơ sở chế tạo” số 289/04/CN01 ngày 17/2/2005, công nhận là đơn vị đủ điều kiện chế tạo tàu thuyền và các sản phẩm bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh (FRP).
- Giấy “Chứng nhận công nhận” số 101/03CN01-1 công nhận Phòng thí nghiệm của Đơn vị đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của Đăng Kiểm Việt Nam, với mã số VRLAB-02.
- Được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận Công nhận Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng số LAS-XD 891.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Viện NCCT Tàu Thủy luôn thực hiện phương châm : Xây dựng những đề tài khoa học phù hợp với chuyên ngành của đơn vị và theo nhu cầu thực tiễn của xã hội. Với định hướng đó, tất cả các đề tài của Viện đều mang tính thực tiễn cao, có khả năng ứng dụng nhanh chóng, và là cơ sở để tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Những thành tựu trong quá trình NCKH và ứng dụng kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ nét qua một số đề tài dự án chính mà Viện đã thực hiện trong cả quá trình hoạt động.
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHÍNH
- Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo tàu cá vỏ composite” – Đề tài cấp nhà nước- phối hợp thực hiện với Trung tâm Polyme – ĐH BK Tp HCM – 1990.
Dự án “Hoàn thiện quy trình chế tạo tàu cá bằng vật liệu Composite” 1995-1997
- Đề tài:”Nghiên cứu phương pháp gia cường cơ học cục bộ để ứng dụng bọc tàu vỏ gỗ bằng vật liệu composite”. Mã số B98-33-13-TĐ
Dự án: “Hoàn thiện quy trình bọc tàu vỏ gỗ bằng vật liệu composite có gia cường cơ học cục bộ” . Mã số B2000-33-03-DA.
Kết quả: Bọc trên 100 tàu theo quy trình đề xuất cho ngư dân các tỉnh BRVT, Tiền Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi…
- Đề tài: “Nghiên cứu xác định tần số dao động tự do của tấm composite cốt sợi dùng trong kết cấu tàu”. Mã số: B2002-13-33
– Dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo tàu đẩy vỏ composite công suất 300-400Hp phục vụ vận tải đường sông”. Mã số: B2005-33-01-DA
– Kết quả: Chế tạo thành công 02 tàu đẩy ký hiệu CDDKN07 và CĐKN 08 cho công ty cổ phần vận tải thủy 1- Hà Nội.
- Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế mẫu xuồng cấp cứu bằng vật liệu composite dùng cho tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế”. Mã số: TR2005-33-06
– Dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo xuồng cấp cứu bằng vật liệu composite trang bị trên các tàu vận tải chạy tuyến quốc tế”. Mã số: B2006-33-01-DA
– Kết quả: Chế tạo cung cấp trên 50 xuồng cho các chủ tàu từ TpHCM đến Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là 1 trong những dự án thành công nhất của Viện về mặt ứng dụng.
- Đề tài: “ Nghiên cứu tính toán kết cấu và hoàn thiện hồ sơ thiết kế – chế tạo tàu hai thân (Catamaran) vỏ composite phục vụ du lịch biển”. Mã số: B2009-13-39
– Dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo tàu hai thân vỏ composite phục vụ du lịch biển”. Mã số: B2010-13-01-DA;
– Kết quả của dự án: Các tàu Thanh Vân 05 và Long Phú 17, và là tiền đề cho việc thiết kế chế tạo du thuyền hai thân vỏ composite phục vụ du lịch cao cấp.
- Đề tài:”Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống toilet bằng vật liệu composite có xử lý vi sinh trang bị trên các tàu khách ven bờ”. Mã số TR-2009-13-07;
– Dự án: “ Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo hệ thống toilet bằng vật liệu composite trang bị trên các tàu khách hoạt động ven biển Việt Nam”. Mã số: B2012-13-09-DA.
– Kết quả hiện nay: Đang chế tạo và thử nghiệm thành công hệ thống toa lét vi sinh dùng cho tàu du lịch 50 khách.
Cho đến nay, từ kết quả của các đề tài dự án đã thực hiện, Viện đã chế tạo nhiều tàu và canô bằng vật liệu composite phục vụ cho ngành du lịch và công tác tuần tra trên biển. Ngoài ra, Viện còn sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ dân dụng khác như: bồn đựng nước có dung tích lớn phục vụ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến thủy sản; Két chứa dầu trang bị trên tàu cá ngư dân; hệ thống lòng bè nuôi biển, các bể chứa chịu hóa chất…
Có thể khẳng định sự phát triển hiện nay của Viện dựa trên nền tảng NCKH và đặc biệt ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Quá trình ứng dụng có sự hợp tác và hỗ trợ nhiệt tình của các khách hàng trên cả nước, nhất là các khách hàng truyền thống. Đó chính là động lực, là nền tảng giúp Viện nỗ lực hơn nữa trong tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn đề xuất nhiều đề tài và dự án mang tính thực tế và phù hợp với khả năng của đơn vị.
III. NĂNG LỰC:
Hiện nay, Viện có khả năng thực hiện các nhiệm vụ:
- Thiết kế và chế tạo các loại tàu thuyền theo đơn đặt hàng.
- Thiết kế chế tạo các loại tàu thuyền vỏ composite chuyên dùng như : tàu đẩy, xuồng cứu sinh phục vụ cho các tàu vận tải chạy tuyến quốc tế. Tàu đông lạnh.
- Cung cấp các loại két dầu, két nước, bể nuôi trồng thủy sản bằng composite với bất kỳ hình dạng nào.
- Bọc kín phần vỏ các tàu vỏ gỗ cũ và mới.
- Gia công hệ thống hầm lạnh cho các tàu cá vỏ gỗ.
- Hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ chế tạo tàu thuyền vỏ composite và vỏ gỗ.
- Cung cấp phần mềm thiết kế tàu.
- Kiểm nghiệm sức bền (Uốn, kéo, nén, va đập) và độ lão hóa vật liệu Polyme-composite.
- Thực hiện NDT (Kiểm tra không phá huỷ) các kết cấu kim loại và composite.
- Kiểm tra cơ lý xi măng, cơ lý bê tông và hỗn hợp bê tông
- Chống rung cho các kết cấu composite.
RẤT MONG ĐƯỢC HỢP TÁC VỚI CÁC CÁ NHÂN VÀ ĐƠN VỊ
Viện NCCT Tàu Thủy – Trường ĐH Nha Trang