I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ biển Đông, với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, diện tích vùng lãnh hải khoảng 3,5 triệu km2. Vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ven bờ và ngoài khơi biển Việt Nam có hệ thống đảo và quần đảo có tầm quan trọng về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
Những năm qua, nghề cá nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển quan trọng và sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Cá ngừ được xem là một trong những thực phẩm chủ lực tại các nước châu Âu, Nhật Bản, đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ cá ngừ hàng đầu thế giới (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng cá ngừ toàn cầu).
Qua hơn 10 năm phát triển nghề câu cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường Sa có thể khẳng định, nguồn lợi cá di cư đại dương tại vùng biển Trường Sa là phong phú.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì nghề cá của Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng chủ yếu là nghề cá nhân dân, lạc hậu về công nghệ, nhỏ lẻ về quy mô, khai thác ít hiệu quả. Trong bối cảnh biển Đông hiện nay việc hiện đại hóa tàu đánh bắt xa bờ, từng bước thay thế tàu cá đánh cá xa bờ hiện đại hơn kết hợp với tổ chức lại nghề cá theo mô hình tổ, đội, tàu mẹ – tàu con là yêu cầu cấp bách vừa kết hợp hoạt động kinh tế với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Hơn nữa, Khánh Hòa được chọn làm Trung tâm nghề cá Nam Trung bộ, cần có một đội tàu hiện đại tương xứng.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA TÀU CÁ
- Đánh giá hiện trạng lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản cả nước
Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, đội tàu khai thác của ngành thủy sản cả nước phat triển nhanh chóng cả về số lượng, với tổng số trên 127.000 tàu các loại, trong đó tàu có công suất <20cv hoạt động ven bờ trên 63.000 tàu, chủ yếu là các tàu cá thô sơ, trang bị đơn giản không đủ các điều kiện an toàn tối thiểu, hiệu quả kinh tế thấp; Số lượng tàu dưới 90cv khoảng 105.000 tàu, từ 90cv trở lên khoảng 22.000 tàu (trong đó từ 400cv trở lên chỉ khoảng gần 4.000 tàu).
Như vậy tàu thuyền khai thác thủy sản của nước ta hiện nay chủ yếu hoạt động ven bờ, hiệu quả kinh tế thấp, là tác nhân chủ yếu gây nên sự cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, làm suy giảm môi trường, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững của nghề cá. Hầu hết là tàu vỏ gỗ được đóng theo phương pháp thủ công dựa vào kinh nghiệm; máy chính lắp đặt trên tàu cá chủ yếu là máy cũ (secondhand) – chiếm tỷ lệ 88,5%, đa số không rõ nguồn gốc, hiệu quả kinh tế thấp, không đảm bảo an toàn; các tàu cá được đóng mới và sử dụng chưa được giám sát đầy đủ về điều kiện an toàn; Việc lắp máy cũ gây khó khăn trong công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá trong điều kiện đóng tàu không theo thiết kế trong việc xác định các thông số kỹ thuật chính của máy như công suất định mức, vòng quay định mức, tuổi thọ của máy… các trang thiết bị khai thác còn thô sơ, trang thiết bị hàng hải, an toàn lắp đặt trên tàu còn thiếu.
Trang thiết bị an toàn trên tàu cá bao gồm các phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, trang bị vô tuyến điện, trang bị hàng hải… Tàu cá ở nước ta chỉ có một số rất ít tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn được đóng trong vài năm gần đây có trang bị đầy đủ theo yêu cầu, phần lớn tàu cá còn lại chưa thực hiện việc trang bị đảm bảo an toàn theo qui định quy phạm, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát đúng quy định, ý thức chấp hành của ngư dân còn thấp, việc trang bị an toàn ít được thực hiện hoặc có trang bị nhưng chỉ mang tính đối phó. Theo thống kê sơ bộ từ những vụ tai nạn tàu cá trong nhưng năm qua, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong quá trình khai thác, nhưng nguyên nhân chính là tàu chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật, thiếu thông tin liên lạc giữa phương tiện đánh cá ngoài ngư trường, do vậy các vụ tai nạn tàu cá trong những năm qua liên tục gia tăng.
Với phương tiện tàu vỏ gỗ, hình thức bảo quản sản phẩm chủ yếu là dùng đá ướp lạnh trong hầm cách nhiệt đơn giản, dung tích chứa nhỏ, thời gian bảo quản phụ thuộc vào quá trình tan đông của đá lạnh, vào mùa hè thời gian bảo quản ngắn, nên hầu hết chất lượng thủy sản sau khi đánh bắt xa bờ trở về chỉ còn khoảng 30%-40%.
Qua các nghiên cứu về đánh giá nguồn lợi hải sản trong pham vi cả nước (tại 28 tỉnh thành ven biển) với các vùng biển: Vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi tại khu vực vịnh Bắc bộ, miền Trung, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ thì trữ lượng nguồn lợi hải sản khoảng 5.075.143 tấn, trong đó vùng ven bờ khoảng 540.202 tấn; vùng lộng khoảng 931.952 tấn và vùng khơi 3638989 tấn (chiếm 71.5% trữ lượng). Theo đánh giá của các chuyên gia nếu khai thác khoảng 2.147.444 tấn/năm, trong đó khai thác tại vùng ven bờ khoảng 215.175 tấn, vùng lộng khoảng 398.806 tấn và vùng khơi 1.533.463 tấn sẽ phù hợp với việc bảo tồn, tái tạo của các loài thủy sản trong vùng biển.
Nguồn lợi hải sản tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa có đường bờ biển dài 200km (kể cả chu vi các đảo là 385km) với bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu, ngoài việc thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu còn là nơi rất lý tưởng cho việc sinh sản, sinh trưởng của loại thủy sinh. Trữ lượng thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa tương đối lớn khoảng 150.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 70.000 tấn. Nguồn lợi cá nổi với trữ lượng 105.000 tấn, chiếm khoảng 70% trữ lượng thủy sản toàn tỉnh, khả năng khai thác bền vững là 40.000 tấn với các đối tượng chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá trích, cá nục…, Về nguồn lợi cá đáy, do vùng biển Khánh hòa có đặc điểm là đáy dốc, biển sâu, ít có cửa sông lớn đổ vào vì thế vùng biển này không thuận lợi cho việc sinh sống và cư ngụ của các loài cá đáy và cũng không thuận lợi cho việc hành nghề khai thác cá đáy. Về nguồn lợi ven bờ từ 200m nước trở vào bờ là 38.000 tấn/năm.
Ngoài ra, Khánh Hòa còn có vùng biển rộng lớn của huyện đảo Trường Sa.
Vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 là ngư trường của cá di cư đại dương rất phù hợp với các nghề câu cá ngừ đại dương, vây, rê. Tại đây nghề câu cá ngừ đại dương hình thành và phát triển mạnh cho đến nay.
Khả năng khai thác bền vững khoảng 405.000 tấn, trong năm 2011, Việt Nam khai thác được 50.717 tấn (chiếm 9% ASEAN), tiềm năng khai thác còn rất lớn.
- Khái quát chung về khai thác hải sản xa bờ của tỉnh Khánh Hòa
- a) Hiện trạng đội tàu cá khai thác xa bờ của tỉnh Khánh Hòa
Toàn tỉnh hiện có 5 cảng cá, hàng chục bến cá và 44 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu thủy sản. Với lợi thế này, Khánh Hòa được đánh giá là có nhiều thuận lợi để phát triển nghề khai thác thủy sản.
Khánh Hòa hiện có hơn 10.100 tàu cá các loại, tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh và Nha Trang. Trong đó, nghề lưới kéo có 1.240 tàu, lưới rê 3.144 tàu, lưới vây 1.812 tàu, nghề câu 1.695 tàu, các nghề khác hơn 2.200 tàu. Thống kê sơ bộ từ các địa phương, số tàu cá dưới 20CV có 6.202 tàu, từ 20 – dưới 50CV có 2.363 tàu, từ 50 – dưới 90CV có 738 tàu, từ 90 – 400CV có 742 tàu… Tàu có công suất từ 90 – >400CV có khả năng khai thác xa bờ.
Những năm gần đây, nghề khai thác thủy sản bước đầu hình thành được hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm nghề cá.
Với điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản khá đa dạng mà chủ yếu là cá di cư, ngư dân Khánh Hòa chọn cá ngừ là đối tượng khai thác xa bờ và xuất khẩu chủ lực.
Có 3 nghề khai thác chủ lực của Khánh Hòa là nghề câu cá ngừ đại dương, vây, rê. Trong đó, nghề câu cá ngừ đại dương phát triển mạnh nhất, rồi đến nghề rê và cuối cùng là nghề vây.
Hiện nay, Khánh Hòa có 329 chiếc tàu có công suất từ 90CV đến trên 400CV đã đăng ký khai thác biển xa theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Chính phủ. Trong đó, có 106 chiếc làm nghề câu cá ngừ đại dương, 208 chiếc làm nghề lưới rê, 4 chiếc làm nghề mành chụp mực, 3 chiếc làm nghề lưới vây, 8 chiếc làm nghề dịch vụ hậu cần.
- b) Các tồn tại của đội tàu đánh cá xa bờ tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung
- Bảo quản sau thu hoạch lạc hậu dẫn đến thất thoát lớn
Theo đánh giá của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì có khoảng 40 – 50% cá ngừ tươi do ngư dân đánh bắt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tàu nào bảo quản tốt lắm cũng chỉ đạt 70%, lãng phí khoảng 60% tài nguyên do phần lớn sản phẩm sau khai thác được bảo quản bằng kỹ thuật thô sơ (đá lạnh).
Điều bất cập là trong khi nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu cá ngừ xuất khẩu xin nhập nguyên liệu từ nước ngoài (năm 2011, Việt Nam nhập khẩu 40.000 tấn) thì một lượng khá lớn nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu buộc phải chế biến thành những sản phẩm khác có giá bán rất thấp, giảm hiệu quả chuyến biển, gây lãng phí tài nguyên. Ngư dân không chỉ mất thu nhập vì khâu bảo quản cá kém, thời gian một chuyến biển ngắn do phải lo đưa cá vào bờ sớm dẫn đến chi phí cao trên mỗi chuyến đi.
- Tàu đánh cá xa bờ chủ yếu là tàu vỏ gỗ khó có thể đảm bảo chế độ bảo quản rất khắc khe sau thu hoạch của cá ngừ đại dương và cá ngừ nói chung với công nghệ hiện đại ngoại trừ bảo quản bằng đá xay.
- Phần lớn tàu đánh bắt xa bờ đều trang bị máy cũ đã qua sử dụng, tàu quá cũ xuống cấp, tình trạng kỹ thuật và an toàn của tàu cá Khánh Hòa và Việt Nam không đảm bảo để khai thác dài ngày trên biển. Hàng năm, con số thiệt hại về người và của do không đủ điều kiện ứng phó với thiên tai trên biển là không nhỏ.
- Những giải pháp để hiện đại hóa đội tàu xa bờ của Khánh Hòa
- Chọn vật liệu vỏ tàu
– Phân tích vật liệu đóng tàu cá xa bờ theo bảng sau:
Tại Hội thảo “Hiện đại hóa đội tàu đánh cá xa bờ của Khánh Hòa” do Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Viện NCCT Tàu Thủy – Trường Đại học Nha Trang (UNINSHIP) tổ chức ngày 29/11/2012 với sự tham dự 41 chủ tàu đã có 31 chủ tàu tham gia đóng mới tàu cá vỏ composite chiếm 75%.
3.2 Đặc tính kỹ thuật và giá thành khai thác lưới rê vỏ composite
3.3 Đặc tính kỹ thuật và giá thành mẹ vỏ composite
- KẾT LUẬN
Nhằm tiến tới hiện đại hóa tàu cá xa bờ tỉnh Khánh Hòa, làm cơ sở cho việc triển khai mở rộng hiện đại hóa tàu đánh cá xa bờ của Việt Nam; phù hợp với nguyện vọng chính đáng của ngư dân tỉnh Khánh Hòa cũng như ngư dân của cả nước mong muốn có những tàu đánh cá hiện đại, hoạt động an toàn, bám biển dài ngày để tạo ra nhiều sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, UNINSHIP mong muốn được sự hỗ trợ của tỉnh Khánh Hòa và các ban ngành liên quan, các nhà đầu tư… nhằm giúp nhanh chóng thực hiện ý tưởng này.