– Qui phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa, TCVN 5801: 2005.
– Qui phạm kiểm tra và chế tạo các tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh, TCVN 6282: 2003.
– Quy phạm phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc, TCVN 6451: 2004.
– Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa, QCVN 17: 2011/BGTVT.
– Hệ thống khởi động: Điện.
– Máy chính được bố trí tại đường tâm tàu từ sườn 4.5 đến sườn 7.5.
– Bố trí 01 bơm điện hút khô 24V , 01 bơm dùng chung do máy chính lai, 04 bình ắc qui, 03 bình cứu hỏa.
– 02 két nhiên liệu 2x 500 lít bố trí 2 bên mạn tàu từ sườn 2 đến vách trước buồng máy.
– Từ sườn 7 đến sườn 12 giữa 2 hộp phao là khoang chứa két nước thải V =200 lít.
– Các khoang dưới boong khách còn lại được bơm đầy Foam.
2.2 Phần trên boong:
2.2.1 Từ vách đuôi đến sườn 8: là boong lái.
2.2.2 Từ sườn 8 đến sườn 11 : Bên trái bố trí nhà vệ sinh, bên phải bố trí bếp.
2.2.3 Từ sườn 11 đến sườn 24+132 : là khoang khách, bố trí ghế ngồi đủ chỗ cho khách và thuyền viên.
2.2.4 Từ sườn 24+132 đến sườn mút mũi: boong mũi đón nhận khách.
Ngoài ra trên nóc cabin còn bố trí nhiều thiết bị khác như lan can, phao cứu sinh, trụ đèn hàng hải, còi tàu…
3. KẾT CẤU CƠ BẢN :
3.1 Qui phạm:
Tàu được tính chọn kết cấu theo Quy phạm kiểm tra và chế tạo các tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh, TCVN 6282 : 2003.
3.2 Vật liệu:
-Vỏ tàu được chế tạo từ vật liệu FRP (Fiberglass Reinforced Plastic), trong đó:
– Vật liệu cốt là sợi thủy tinh dạng Matting và Roving sắp xếp xen kẽ nhau.
– Vật liệu nền là nhựa Polyester loại Isotropic, loại được Đăng kiểm Lloyd cho phép sử dụng.
Cơ tính của vật liệu được xác định tại Phòng thí nghiệm VIỆN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TÀU THỦY – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG – VR LAB. 02, trên máy kiểm nghiệm vật liệu HTE-50S của hãng Hounsfield Anh quốc, có giá trị cho trên bảng 1 như sau (kết quả cụ thể cho trong phụ lục 1):
Bảng 1: Cơ tính vật liệu FRP sử dụng trong thiết kế
STT
|
Đại lượng
|
Theo Quy phạm
|
Giá trị kiểm nghiệm tại VRLAB-02
(giá trị đã làm tròn)
|
1
|
Độ bền uốn (N/mm2)
|
150
|
200
|
2
|
Môđun đàn hồi uốn (N/mm2)
|
7000
|
7000
|
3
|
Độ bền kéo (N/mm2)
|
100
|
150
|
4
|
Môđun đàn hồi kéo (N/mm2)
|
7000
|
7000
|
4. TRANG THIẾT BỊ
4.1. Thiết bị lái
4.1.1. Bánh lái dạng tấm:
– Diện tích bánh lái A = 0.193 m2
– Chiều cao h = 0.55 m
– Chiều rộng b = 0.35 m
4.1.2. Đường kính trục lái
– Đường kính của trục lái: d0 = 55 mm.
– Đường kính cốt lái: dc = 55 mm.
4.1.3. Chiều dày tôn bánh lái, xương bánh lái
– Chiều dày tôn bánh lái t = 7 mm.
– Chiều dày xương bánh lái t1 = 8 mm
– Chiều cao của xương bánh lái h1 = 50 mm
4.1.4. Hệ thổng điều khiển: Thủy lực
4.2. Neo và cáp
– Neo: + Số lượng neo: 01.
+ Khối lượng một neo: 30 kg
+ Loại neo: Neo matrosov.
– Thay xích neo bằng sợi tổng hợp có:
+ Số lượng: 02 sợi
+ đường kính sợi F16
+ Tổng chiều dài 60 m.
4.3. Thiết bị chằng buộc
4.3.1. Dây buộc tàu
– Loại dây buộc tàu: sợi tổng hợp.
– Số lượng: 02 sợi.
– Chiều dài mỗi sợi: 25 m.
– Đường kính sợi: F16
– Tải trọng kéo đứt: 36.3 kN.
4.3.2. Cột bít
– Kiểu: cột bít đôi.
– Đường kính ngoài: 49 mm.
– Số lượng: 04 cái
– Vị trí lắp đặt: phía mũi và phía lái ở mỗi bên mạn.
4.4. Phương tiện cứu sinh
– Phao tròn: 02 chiếc trong đó có 01 chiếc có dây nổi dài 20m.
– Phao áo:
+ 03 chiếc cho thuyền viên.
+ 10 chiếc cho khách (100%).
– Dụng cụ nổi cứu sinh: Trang bị 01 dụng cụ nổi cứu sinh với sức nổi 6 người đảm bảo cho 35% tổng số người trên tàu.
5. HỆ ĐỘNG LỰC
5.1. Bố trí máy chính và hệ thống phục vụ máy chính
– Máy chính được bố trí từ sườn 4 đến sườn 7, đường tâm trục nằm trong mặt phẳng dọc giữa tàu.
– 02 két nhiên liệu dự trữ được bố trí hai bên mạn từ sườn 2 đến sườn 6, dung tích mỗi két là 0.5 m3.
– 04 bình Accu loại 12V-150Ah dùng để khởi động, thắp sáng và dự phòng được bố trí sát vách sau buồng máy.
5.2. Lắp đặt hệ động lực
Đường tâm hệ trục được lắp nghiêng 10o so với đường cơ bản.
– Các kích thước cơ bản của hệ trục:
+ Chiều dài: L = 1820 mm.
+ Đường kính: f = 63 mm.
+ Chiều dài ống bao: Lob = 1260 mm.
+ Đường kính ngoài ống bao: Þob = 102 mm.
– Các kích thước chủ yếu của chân vịt :
+ Số cánh Z = 3
+ Đường kính D = 580 mm
– Vật liệu hệ trục:
+ Trục chân vịt: Thép không gỉ
+ Chân vịt: Hợp kim đồng.
+ Bạc lót: Cao su đúc, cốt bạc đồng.
6. CÁC HỆ THỐNG TÀU
6.1. Hệ thống chữa cháy
6.1.1. Hệ thống chữa cháy bằng nước
a. Số lượng bơm chữa cháy
– Tàu được trang bị 01 bơm chữa cháy do máy chính lai .
b. Họng chữa cháy, vòi rồng và các đầu phun chữa cháy, đầu nối bờ tiêu chuẩn
– Bố trí mỗi vòi rồng gắn với một họng chữa cháy.
– Bố trí 02 vòi rồng chữa cháy tương ứng với 02 họng chữa cháy tại các vị trí sườn 7 hai bên mạn tàu.
– Chiều dài mỗi vòi rồng là 10 m.
– Các đầu phun là loại 2 tác dụng có kích thước tiêu chuẩn 12 mm.
6.1.2. Bình chữa cháy xách tay
– Cabin lái và khoang khách : 02 bình bọt xách tay loại 9 lít.
– Buồng máy: 02 bình bọt xách tay loại 9 lít và 01 bình CO2 xách tay loại 5 kg.
6.2. Hệ thống làm mát
Máy chính được làm mát gián tiếp bằng nước biển nhờ bơm nước mặn được gắn ở trên máy. Bơm này hút nước ngoài tàu nhờ van thông biển sau đó thải ra ngoài qua mạn tàu.
6.3. Hệ thống khí xả
Hệ thống khí xả máy chính có kết cấu xả ướt, do vậy vừa giảm được nhiệt độ buồng máy, vừa giảm độ ồn khí động của hệ thống khí xả.
6.4. Hệ thống thông gió buồng máy
Buồng máy được cấp gió nhờ 02 quạt hút, thoát gió bằng cửa dạng lá xách gắn 2 bên mạn tàu.
Hệ thống thông gió được tính toán đảm bảo nhiệt độ không khí trong buồng máy chênh lệch so với nhiệt độ môi trường không quá 10oC.
6.5. Điện trong buồng máy
Các nguồn điện được trang bị trên tàu bao gồm:
– 02 ăcqui 12V – 150Ah dùng để khởi động.
– 02 ăcqui 12V – 150Ah dùng để chiếu sáng và dự phòng.
– Đầu phát 5kw do máy chính lai cung cấp điện cho các bóng đèn có dòng điện xoay chiều.
Khi máy chính hoạt động, dinamo phát điện liên tục nạp điện cho ăcqui.
7. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU
Tàu có kết cấu 3 lớp; Cabin khách bóng hai mặt; Hệ thống cửa EURO WINDOWN, vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa kín nước tuyệt đối; Lên xuống tàu phía trược và phía sau; Trang bị hộp đen kiểm soát hành trình hoạt động tàu và lượng tiêu thụ nhiên liệu; Buồng máy nằm tách biệt khoang khách, thiết kế chống ồn và chống rung, đảm bảo sức khoẻ và sinh hoạt thuận tiện cho du khách. Có hình dáng đẹp, độ bóng bề mặt cao, khoang khách được bố trí phía trước; Hệ thống ghế ngồi bằng đệm cao cấp, có bố trí quầy ba và bàn ghế sinh hoạt.
Là mẫu tàu cao tốc lắp đặt hệ trục thẳng (khác biệt so với hệ trục kiểu Z-driver như các tàu cao tốc hiện nay), vừa đảm bảo độ bền của máy và hệ trục, vừa có chi phí đầu tư ban đầu vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.
8. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Kết quả chạy thử cho thấy tàu đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra, tốc độ hành trình đạt mức 20hl/g, hệ số Froude Fn = 0.95, nghĩa là tàu hoạt động ở chế độ nửa lướt. Độ ồn trong khoang khách dưới 85dB, các đặc trưng rung động (vận tốc, gia tốc, biên độ rung) đều nằm trong giới hạn cho phép.
9. KẾT LUẬN:
Kết quả thử nghiệm cho thấy Tàu Sông Thu 2013 rất phù hợp với chức năng chở khách và du lịch cao cấp. Có thể mở rộng mẫu tàu này để bổ sung cho đội tàu cánh ngầm (đã quá cũ kỹ) hiện đang hoạt động ở khu vực Tp. HCM – Vũng Tàu.
————–
UNINSHIP